16/9/11

Tài liệu hướng dẫn chăn nuôi Rắn Ráo Trâu

TÌM HIỂU CHUNG

I – GIỐNG LOÀI

1. Đặc diểm sinh học của rắn ráo trâu :
· Rắn ráo trâu : còn có nhiều tên gọi khác nhau theo các vùng miền :
+ Đông Nam Bộ gọi là : rắn long thừa , hổ vện .
+ Tây Nam Bộ : rắn hổ hèo .
+ Trung Bộ : rắn ráo trâu .
+ Bắc Bộ : rắn hổ trâu .
- Rắn ráo trâu có tên khoa học là : Ptyas Mucosus
- Rắn thuộc loài bó sát ( Peptilia ) , xếp ở bộ có vẩy ( Squamata ).
Hiện nay con người đã biết đến khoảng 375 loài rắn độc ; 2625 loài rắn không nọc độc . Rắn phân bố rất rộng trên hầu hết các châu lục và đại dương . Tại nước ta hiện có khoảng 135 loài rắn :Trong đó có 34 loài rắn độc , khoảng 100 loài rắn không nọc độc .
Rắn ráo trâu: Là loài rắn không nọc độc , thân có màu nâu đen hoặc nâu vàng , sọc vằn đen rất nhiều trên lưng ( nên gọi là rắn hổ vện ). Sinh sống ở trên cạn, gò cao, vùng khí hậu nhiệt đới như : Thái Lan , Campuchia , Lào , Việt Nam,… Trong đó loài rắn này xuất hiện nhiều nhất ở Campuchia và Việt Nam . Riêng ở Việt Nam rắn này ở nhiều nhất các tỉnh Tây Nguyên ,rừng Bình Dương, Bình Phước , Tây Ninh , …
.Thức ăn chính: Cóc, ếch, nhái, chuột, cút…
.Trọng lượng có thể đạt được khoảng hơn 5 kg.
Do việc nuôi rắn ráo trâu đã trở thành một ngành chăn nuôi nên các thế hệ rắn đã được lai tạo nhiều, thân hình rắn có nhiều sọc vằn rõ nét hơn bên ngoài tự nhiên hoang dã , kích thước ngắn hơn bên ngoài tự nhiên . Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi rắn ráo trâu cần cùng nhau đút kết kinh nghiệm để trao dồi đề ra những giải pháp tối ưu ..
2. Đặc điểm sinh thái của rắn ráo trâu :
Do không có chân , rắn vận động theo kiểu trườn , lượn nhờ có số lượng đốt sống khá nhiều ( khoảng hơn 450 đốt ) bền vững và linh hoạt .
a ) Da rắn: Rắn có bộ áo được kết bằng vẩy, xếp kề bên nhau hoặc tỳ lên nhau như ngói lợp. Những lớp vẩy này do lớp da ngoài ngấm chất sừng dày lên mà thành. Lớp da mỏng ở dưới có tính đàn hồi làm cho thân rắn cử động rất linh hoạt. Số vẩy và vị trí của các vẩy ở đầu và thân của rắn không thay đổi trong quá trình sinh trưởng. Các nhà phân loại học đã căn cứ vào đặc điểm này để xây dựng những tiêu chuẩn phân loại rắn.
Rắn lớn lên được là nhờ lột xác (nếu nuôi đủ điều kiện thức ăn thì rắn ráo trâu sẽ lột xác 3 lần). Trước khi lột xác khoảng 7 ngày, da rắn đổi màu sẩm hơn bình thường, mềm hơn và nhăn lại. Mắt rắn mờ đục rồi mù tạm thời. Ít lâu sau mắt rắn lại sáng như cũ. Sau cùng rắn mới thực hiện việc lột xác. Lúc đầu rắn cọ mõm vào vật ráp cho đến lúc mõm trầy rách vẩy và trườn tới để lột xác ra ngoài. Rắn non lột xác nhiều hơn so với rắn trưởng thành. Rắn nhịn ăn vào vai doạn mắt đục trước khi lột xác. Lột xác xong rắn sẽ đi kiếm ăn liền. Rắn ốm không hoặc ít lột xác, lột không bình thường, hoặc rách từng mảnh(là do rắn ít uống nước).
- Rắn hô hấp bằng phổi. da rắn hạn chế dến mức tối đa sự thoát hơi nước cơ thể. Ngoài ra rắn còn hấp thu trở lại trong hệ bài tiết. b) Điều kiện môi trường sống của rắn ráo trâu: nhiệt độ môi trường thích hợp nhất đối với rắn là 200C – 300C . khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 200C rắn giảm hoạt động. Nếu đem rắn đặt vào nhiệt độ môi trường 370C trở lên sẽ gây chết rắn trong một thời gian nhất định vì bệnh. Rắn ráo trâu thích nơi thoáng mát, đủ điều kiện thông thoáng, gió vào mùa nóng, ấm áp vào mùa đông (điều kiện này rất quan trọng, nếu không đạt rắn sẽ bị ngộp, gây bệnh hoặc chết) hoạt động của rắn thay đổi theo mùa, từ đầu mùa hạ tới đầu mùa đông. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, rắn tìm chỗ ẩn nấp, tránh giá lạnh và gần như ít hoạt động (người ta gọi là rắn ngủ đông). Ở miền Bắc rất khó nuôi loại rắn này vì rắn sẽ chậm lớn do thời tiết lạnh. Ở miền Nam thời tiết nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của rắn.
· Rắn là loại động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. ở môi trường nuôi, rắn kiếm ăn vào ban ngày. Thời tiết nóng bức rắn sẽ ít ăn. Ở điều kiện nuôi thuần chủng thức ăn đầy đủ, rắn ráo trâu sẽ đẻ trứng 3 lần trong 1 năm (bắt đầu vào tháng 2 âm lịch, kết thúc vào giữa tháng chạp).
3 – Đặc điểm sinh lý của rắn ráo trâu:
Một số đặc điểm chính và đặc trưng của rắn ráo trâu.
a) Cấu tạo hàm rắn:
-Xương hàm của rắn rất đặc biệt, các xương cấu tạo thành bộ hàm rắn đều khớp động với nhau bằng những dây chằng đàn hồi. Đặc biệt xương vuông của rắn dài nên nó có tác dụng như chiếc đòn bẩy cho hàm dưới há rộng ra dễ dàng. Các xương hàm dưới của rắn lại không gắn với nhau mà chỉ nối với nhau bằng dây chằng. Nó có thể bửa ra hết cỡ theo chiều ngang để tạo ra một khoang miệng rộng. Nhờ vậy rắn có thể nuốt được con mồi to gấp nhiều lần miệng rắn.
- Răng của rắn ráo trâu không có độc, chỉ có răng hàm trên và răng hàm dưới, nhiều răng nhỏ li ti, có tác dụng nghiến con mồi cho chết.
b) Cơ quan sinh sản:
- Cơ quan giao phối của rắn đực nằm ở dưới da, hai bên bờ khe huyệt về phía gốc đuôi. Tuy cơ quan này chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng cũng là “công cụ” để đưa tinh trùng vào cơ thể con cái.
- Trứng rắn hình bầu dục và được bọc ngoài bằng một lớp vỏ dai, đảm bảo cho trứng chịu được tốt điều kiện môi trường. Các giai đoạn phát triển của phôi rắn xảy ra trong trứng. Khi kết thúc giai đoạn phôi, rắn con tự tiết ra chất dịch phá vỡ vỏ trứng tại một điểm và chui ra ngoài. Nếu cắt dọc trứng rắn trong giai đoạn phôi, ta sẽ thấy mầm phôi được túi ói có chứa dịch ói bao bọc. Dịch ói có vai trò giữ cho mầm phôi chịu được điều kiện phát triển trong môi trường cạn. Bên cạnh mầm phôi là túi niệu. Nơi tích tụ chất bài tiết của phôi trong quá trình phát triển.

a) Các cơ quan cảm giác:
Mắt rắn có 2 mi trong suốt, khép kín và dính liền với nhau như cặp kính trắng. Nhờ đó mắt rắn luôn luôn được bảo vệ, tránh được những vật cứng như đất, đá, cành cây va đập vào mắt.
- Để bù khả năng nhìn chưa hoàn thiện của mắt rắn và khả năng khứu giác kém của mũi, rắn có lưỡi để phục vụ cho các chức năng ngửi, nếm, sờ. Thực tế, chiếc lưỡi của rắn thò ra ngoài để tóm lấy những phần tử mùi phản phất xung quanh. Khi đã nhận được phần tử mùi, chiếc lưỡi vội vàng thụt vào miệng, đầu lưỡi sẽ đưa chúng thẳng vào cơ quan ( Jacobson). Chiếc lưỡi của rắn còn liếm và phân biệt vị của mồi. Không bao giờ rắn ăn nhầm phải mồi không thực.
- Rắn có thính giác rất kém. Những bộ phận tai ngoài như vành tai, lỗ tai, màng nhỉ của rắn đã hoàn toàn tiêu biến. Rắn khó nhận được tiếng động truyền qua không khí. Để bù lại, rắn có thể nhận được những tiếng động này truyền qua đất. Những tiếng động này truyền qua mình rắn, đi tới hộp sọ rồi tác động vào tai trong của rắn, khiến rắn có thể phát hiện những động tác nhỏ. Ngoài ra rắn còn có cơ quan cảm giác nhiệt nằm trên vẩy hố má. Đây được xem là cơ quan hỗ trợ và bù lại khả năng nhìn kém của chúng.

II- Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu :

1. Chuồng nuôi rắn :
Việc đầu tiên phải làm trước khi nuôi rắn ráo trâu là phải chuẩn bị chuồng trại nuôi. Chuồng nuôi rắn có thể xây dựng kiên cố hoặc đơn giản vừa phải. Việc này phụ thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình. Chuồng rắn xây phải đáp ứng được những điều kiện sau :
- Yêu cầu khô thoáng không ẩm ướt, mát, che mưa nắng, đủ độ gió thông thoáng, ánh sáng vừa, tránh hướng gió vào mùa đông. An toàn phòng trộm, phá.
- Mặt nền trong chuồng là nền đất trán mịn giống như nền xi măng( phải là nền đất nếu là xi măng dẫn đến hôi thối, ẩm ướt rắn sẽ bị nhiễm bệnh .
- Xung quanh chuồng bao bọc bằng lưới chì loại tốt( để tránh sự gỉ sét ). Không nên xây bằng gạch xung quanh, làm lưới ở trên. Vì như thế chắc chắn rắn sẽ bị ngộp dễ bệnh, nuôi không lớn. Nếu xây bằng gạch thì phải đục nhiều lỗ thông gió.
- Diện tích đạt chuẩn cho mỗi chuồng nuôi được 15 con rắn lớn là : 2 mét chiều dài, 1mét chiều ngang, và chiều cao cũng chỉ 0.8 hoặc 1 mét
* Lưu ý : Mỗi chuồng phải đạt đựoc chiều dài 2 mét trở lên để rắn đựoc nằm có chiều dài,dài đòn hơn mau lớn và không bị gò bó.
- Làm chuồng cho rắn nhỏ thì cũng tương tự như vậy nhưng nhỏ hơn về diện tích.
- khung cửa nằm phía dưới mặt trứoc chuồng , cửa phải lớn để tiện việc quét dọn, cho ăn. (Làm bằng khung gỗ + lưới)
- Phải làm dạt để cho rắn nằm nghỉ được mát, sạch sẽ, có thể đóng dạt bằng gỗ, tre, nứa…bao gồm : khoảng cách mỗi khe cách điều nhau 5cm(để rắn nằm không bị đè lên nhau , sinh ra hiện tượng rắn bị dẹp). Chiều dài cho mỗi tấm dạt là khoảng 1.7mét, chiều ngang của dạt là 50cm.

2. Kỹ thuật chọn giống rắn sinh sản :
Ngoại hình của rắn sinh sản :
- Thân hình tròn trịa, rắn chắc, đường kính vòng thân từ 30-40mm.
- Độ dài thân không dưới 1mét
- Trọng lượng cơ thể không dưới 1kg.
- Màu da bóng đẹp. Cơ quan sinh sản lành lặn, bình thường. Ngoài cách kiểm tra bộ phận sinh dục để phân biệt đực cái, ta còn nhận biết rắn đực ở các đặc điểm sau:
+ Đầu con đực có đặc điểm : Đầu to hơn đầu con cái.
+ Có đuôi dài hơn con cái, nhưng nhỏ.
+ Chạm vào thân con đực sẽ gồng lại rắn chắc hơn con cái.
+ Nhìn lên lưng con đực sẽ thấy những sọc dọc trên đường sưong sống. Con cái thì không có- Nên chọn con giống tốt nhất là rắn đã được thuần chủng nhiều năm, vì đẻ trứng đẹp, nở đều và nuôi mau lớn gấp đôi so với trứng rắn hoang dã ấp nở ra.
- Giống rắn sinh sản tốt nhất, nuôi mau lớn mau đạt, được đem về từ Bình Phước, Gia Lai.
Lưu ý : Rắn các vùng khác nhau có kích thước khác nhau và mùa sinh sản cũng lệch nhau đôi chút.
Sức sinh sản của rắn:
- Rắn đẻ từ 15→22 quả. Trứng rắn to đều. Rắn ráo trâu thường sinh sản bắt đầu từ tháng 3 âm lịch đến giữa tháng chạp là ngưng . Trong khoảng thời gian này rắn sẽ sinh sản 3 đợt trứng(nếu cung cấp đầy đủ lượng thức ăn quan trọng và điều kiện trực tiếp hay gián tiếp). Rắn mới lớn đẻ trứng đợt đầu tiên có số lượng trứng thấp đạt khoảng 10-15 quả, trứng nhỏ. Những năm sinh sản tiếp theo số lượng trứng nhiều hơn và trọng lượng trứng lớn hơn. Do vậy, trứng rắn năm đầu cho ấp nở, nhưng không dùng số rắn con này nuôi làm rắn hậu bị.
- Trứng rắn phải dính liền một khối. Những quả trứng rời ra cho thấy rắn mẹ không được khoẻ nên thời gain bắt đầu đẻ đến kết thúc thì quá trình để kéo dài. Hoặc có thể trứng trong dạ con của rắn có quá trình hoàn thiện vỏ quá lâu gây nên tình trạng đẻ kéo dài. Tất cả những trứng rời, sau khi ấp cho tỉ lệ nở không cao và con non có sức khoẻ kém.
- Hạn chế vận chuyển trứng rắn đi xa. Những va đập trong qua trình vận chuyển có thể làm đứt những mạch máu trong phôi, làm hỏng phôi hoặc yếu phôi.
- Nhũng quả trứng bị non: Có vết hồng hoặc màu hồng là trứng rắn có phôi yếu hoặc trứng không có phôi. Cần cho con giống đó ăn nhiều thịt cóc để bổ sung lượng canxi và photpho được tốt hơn cho lần sinh sản sau.
Qúa trình sinh sản:
Giai đoạn nuôi con nhỏ đến khoảng 8 tháng tuổi rắn cái sẽ đạt được 1,3kg→1,4kg và rắn bắt đầu sinh sản đợt đầu tiên.
· Cách nhận biết quá trình phối giống: Nhốt mỗi chuồng khoảng 10 đến 15 con giống trong đó có từ 3 đến 4 con đực. Vẫn nuôi bình thường. Khi thấy hiện tượng:
+ Con đực mổ mổ cắn mình con cái.
+ Những con rắn trong chuồng bị rách da.
+ Con rắn đực nằm trên mình quấn lấy con rắn cái.
=> Đó là quá trình giao phối đang diễn ra.
* Lưu ý: Giai đoạn này cả chuồng rắn sẽ ít ăn. Chổ ở của rắn sinh sản phải yên tĩnh. Từ lúc giao phối đến lúc đẻ trứng, không cần thiết phải tách rắn cái hoặc rắn đực ra.
- Sau khi rắn đẻ 1-3 giờ cần thu nhặt ra để chuẩn bị ấp nhân tạo.
- Tiêu chuẩn trứng rắn: ở trứng rắn để ra phải là 1 khối gồm nhiều quả trứng dính vào nhau. Khối lượng trứng rắn cần đạt trên 20gam/ quả.
3. Kỹ thuật ấp nở trứng:
Trước khi ấp trứng cần thử trùng nơi ấp trứng
a. Phương pháp thử trùng:
Cách 1: Có thể dùng vôi bột rắc đều lên bề mặt nơi ấp sau 5-7 ngày quét sạch vôi bột bỏ đi. Lúc này có thể đưa nguyên liệu và trứng rắn vào ấp.
Cách 2: Dùng dung dịch phoocmon 1%-2% phun đều. Sau 3 ngày có thể cho nguyên liệu và trứng vào ấp.
b. Phương pháp ấp:
- Nguyên liệu ấp: Gồm đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha và cát đen. Nguyên liệu phải ấp phải được phơi nắng nhiều ngày. Tuỳ điều kiện độ ẩm môi trường của từng khu vực cụ thể mà quyết định tỷ lệ thường hay sử dụng là 70% cát và 30% đất. Nguyên liệu ấp đựơc trộn đều, dùng bình phun nước để tạo độ ẩm nguyên liệu khoảng 90%. Nếu không có ẩm kế ta có thể thử bằng cách nắm chặt nguyên liệu ấp trong tay rồi từ từ mở tay ra; nắm nguyên liệu ấp trong tay vẫn còn nguyên hình thù nhưng chỉ cần chạm nhẹ sẽ tơi ra là tốt. Rải nguyên liệu ấp xuống nền phòng ấp là nền gạch thấm nước, hoặc nền đất là tốt vì ấp trứng không bị tích ẩm dưới đáy. Có thể dùng lu, vạy để dùng dụng cụ ấp cũng được.
- Khoảng cách đặt trứng: Trứng đặt ổ nọ cách ổ kia khoảng 5cm. Sau khi đặt trứng ta dùng nguyên liệu ấp phủ nhẹ lên bề mặt trứng.
- Kiểm tra độ ẩm hàng ngày ở phòng ấp. Có thể phun nước bằng bình phun sương để tạo độ ẩm cho nguyên liệu ấp việc phun nước tạo ẩm rất cần thiết phải được thực hiện hàng ngày, thậm chí có thể 2 lần trong ngày và phải được độ ẩm xuống tận đáy nền ấp(chứ không phải bề mặt cát phủ trên). Nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức việc tạo ẩm đều và thường xuyên cho nguyên liệu ấp. Những tình trạng thất thường này sẽ gây nên nhiệt độ ấp không ổn định trong thời gian ấp làm ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi.
- Thời gian ấp: Trứng ấp trong thời gian 70→75 ngày thì nở rắn con.
- Thời gian ấp có thể dài nếu nguyên liệu ấp có độ ẩm không đạt yêu cầu hoặc có độ ẩm không thường xuyên. Như vậy, nhiệt độ ấp sẽ cao hơn yêu cầu bình thường rắn con sẽ được nở sớm hơn. Đây không phải là điều không tốt cho sức khoẻ của rắn. Rắn con nở sẻ nhỏ hơn, khô hơn và tất nhiên sức sống kém hơn.
- Khi rắn con nở ra, rắn chưa ăn gì cả. Mà rắn chỉ uống nước thôi. Sau 7-8 ngày rắn thay ra 1 lớp da mới bắt đầu ăn( không cần phải nhồi nhét, tự khắc rắn con sẽ ăn theo bản năng sinh tồn).
4. Kỹ thuật chuẩn bị thức ăn cho rắn:
a. Đặc điểm dinh dưỡng:
- Rắn ráo trâu là động vật thuộc nhóm ăn thịt. Thành phần thức ăn của rắn thích ứng với sự có mặt và mật độ thức ăn ở ngoài thiên nhiên. Rắn ráo trâu có thể ăn các loại thịt nói chung như cóc, nhái, ếch, chuột, gà, vịt, chim,…
- Trong điều kiện nuôi nhốt rắn ráo trâu có thể ăn lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng cơ thể. Ăn từ 2→ 4 con mồi vừa phải, cách 2→3 ngày mới ăn một lần. Thường rắn ráo trâu thích ăn mồi sống mới bắt về.
- Rắn là động vật có khả năng nhịn ăn rất tốt, từ vài tháng (ngủ đông). Giai đoạn này rắn ráo trâu cũng ăn nhưng ăn rất ít. Khả năng nhịn ăn của rắn còn gắn liền với sự thay đổi nhiệt độ không khí. Nếu nhiệt độ tăng khả năng nhịn ăn của rắn cũng giảm đi rõ rệt.
- Người ta cũng thấy trong thời gian giao phối rắn đực nhịn ăn. Trong chu kỳ lột xác cả rắn đực và rắn cái đều bỏ ăn.
Rắn không có khả năng cắn xé và nhai thịt con mồi khi đớp được mồi, rắn nuốt vào bụng. khả năng tiêu hoá con mồi của rắn có liên quan đến nhiệt độ môi trường. Nếu để tiêu hoá con mồi vào mùa nóng thì cần 3 ngày. Vào mùa lạnh có khi cần tới hơn 10 ngày.
Nhu cầu nước uống của rắn có liên quan đến thời gian nhịn đói của rắn, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Nếu rắn được ăn đặn và đầy đủ thì có khi không cần nhiều nước uống do thức ăn đã có sẵn. Nếu rắn vừa bị đói, vừa ở môi trường có độ ẩm thấp thì đòi hỏi nhiều nước.
b. Chuẩn bị thức ăn:
- Thức ăn cho rắn ráo trâu con: Rắn con ăn vào ban ngày. Vì vậy cần cho chúng ăn vào lúc sáng sớm. Thức ăn cho rắn gồm: Nhái con, ếch con, hoặc cóc con.
- Thức ăn cho rắn lớn: Rắn lớn kiếm mồi vào lúc sáng và chiều sắp tối. Do vậy, thức ăn cho rắn lớn cũng cần phải cho ăn thêm vào buổi chiều. Kích cỡ của mồi phụ thuộc vào kích cỡ của rắn, sao cho rắn có thể ăn mồi dễ dàng và không bị hóc.

- Thức ăn nuôi rắn ráo trâu đa dạng và có thể chủ động tuỳ điều kiện của từng cơ sở nuôi. Nên tập cho rắn ăn nhiều chủng loại thức ăn khác nhau, để rắn quen mồi và cũng rất thuận lợi trong việc cho ăn theo mua khác nhau.
Ví dụ: Vào mùa đông rắn ráo trâu thích ăn cóc, chuột. Vào mùa xuân, hạ thích ăn ếch nhái ễnh ương. Mùa thu thích ếch, cóc, chuột.
Ví dụ: Khi cho rắn ăn mồi lạ cần phải xem chừng để tránh xảy ra trường hợp 2 con nuốt nhau do giành ăn. Dẫn đến chết cả 2 con. Trường hợp này thường xảy ra khi rắn còn nhỏ, xảy ra với rắn lớn khi có mồi lạ.
a. chủ động tạo nguồn thức ăn:
- Thức ăn tự nhiên của rắn( cóc, ếch, nhái,…) thường biến động theo mùa và thời tiết lượng thức ăn ấy cũng sẽ ít đi. Do vậy, khi hạn chế nguồn thức ăn ta phải chủ động nguồn thức ăn mới bằng cách chăn nuôi thêm mô hình ếch, nhái, cóc, cút,… để cung cấp đủ thức ăn cần thiết cho rắn ăn cần thiết phát triển.

III- Phòng và trị bệnh cho rắn ráo trâu:

1. Một số bệnh thường gặp ở rắn ráo trâu:

a. Do môi trường:
- Rắn là động vật hoang dã, sống ngoài môi trường tự nhiên rộng rãi. Nay môi trường sống của rắn nuôi chật chội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp nhất là kèm thoe thiếu vitamin, là nguyên nhân chính của bệnh do môi trường. Biểu hiện chung của bệnh là rắn bệnh mỏi, kém ăn biến đổi màu da, khó lột xác, hay xuất hiện những vùng nhiễm trùng trên cơ thể. Đặc biệt khi điều chỉnh vệ sinh, phòng bệnh kém, mầm bệnh sẽ tích tụ trong và xung quanh chuồng nuôi. Tạo điều kiện cho dịch phát triển nhất là các bệnh kí sinh như: Giun sán, đơn bào,…Rắn ít vận động trong chuồng hẹp làm cho hệ tuần hoàn bị trì trệ, dễ dẫn đến bệnh tim mạch. Cải thiện điều kiện nuôi nhốt( chuồng trại phải khô thoáng, thông gió, mát, sạch sẻ) và bổ sung vitamin cho rắn là những biện pháp cơ bản để hạn chế bệnh môi trường.
b. Bệnh do dinh dưỡng:
- Mặc dù thức ăn cho rắn môi trường đơn điệu, nhưng chúng thường chỉ mắc 1 số bệnh do thiếu vitamin. Đối với rắn chủ yếu là thiếu vitamin A, vitamin nhóm B( nhất là vitamin B1 và B2) và vitamin D2( không phải vitamin D3 như đối với thú)
- Sự thiếu cân bằng trong thành phần dinh dưỡng cùng với chế độ nuôi dưỡng không hợp lý, vệ sinh thức ăn không tốt dễ làm phát sinh một số bệnh về đường tiêu hoá và tuần hoàn. Bệnh tắc mạch máu do lắng động cholesterol và axituric là nguyên nhân làm chết rắn đột ngột với bệnh tích to tim.
c. Bệnh do nhiễm trùng:
- Bệnh đường tiêu hoá do vi trùng shalmone rất phổ biến ở rắn, bệnh này có thể lây sang người. Vì vậy, cần chú ý vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với rắn. Đặc biệt là rắn bệnh, khi rắn bị bệnh nặng cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh và kháng viêm.

2 nhận xét:

  1. Em muốn nuôi thử nghiệm, muốn mua con giống. Xin cho em hỏi địa chỉ để liên hệ.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh5/7/14

    mien bac co nuoi duoc khong.ma mien bac kich co ran co to ko

    Trả lờiXóa